5 đề xuất khôi phục chuỗi cung ứng doanh nghiệp ngành Logistics

0
433

Ngành Logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trước những khó khăn và thử thách doanh nghiệp ngành Logistics đang phải đối mặt, đặc biệt là trong đại dịch, các chuyên gia đưa ra 5 kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp logistics phục hồi chuỗi cung ứng và phát triển bền vững.

Thực trạng doanh nghiệp ngành Logistics

Logistics tại Việt Nam được giới chuyên gia nhận định là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và các cơ sở kinh doanh, sản xuất hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch. Khảo sát của VLA cho thấy, khoảng 60% doanh nghiệp dịch vụ logistics bị thu hẹp sản xuất và giảm mạnh doanh thu…Chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông và vận chuyển hàng hóa trong nước bị ngưng trệ; sản xuất bị gián đoạn, thiếu lao dộng hoạt động dịch vụ; sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của người lao động bị tác động nặng nề; chi phí logistics, nhất là giá cước vận tải đường biển tăng mất kiểm soát…Qua đó, doanh nghiệp cũng bộc lộ nhiều hạn chế về số lượng, chất lượng và sự chuyên nghiệp. Nguyên nhân chủ quan đến từ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu kết nối, quá trình chuyển đổi số vẫn chưa được thực hiện hiệu quả…

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, ngành logistics vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế kinh tế của Việt Nam.

Bộ trưởng nhận định: “Năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp, chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của những hạn chế nêu trên đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực, chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành logistics sẽ càng tăng thêm khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.

Ảnh: Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

5 kiến nghị khôi phục chuỗi cung ứng

Trước tình hình trên, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đã đưa ra 5 kiến nghị nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, phục hồi chuỗi cung ứng và hướng đến phát triển bền vững.

Thứ nhất, tăng cường gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và tiếp tục giảm thuế, chi phí cho các Doanh nghiệp logistics. Đề nghị không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics nói chung, như chi phí vận tải, giá nhiên liệu, giá BOT, phí và các lệ phí có liên quan khác…Đề nghị các Bộ ngành liên quan phối hợp cùng VLA và các Hiệp hội ngành hàng trao đổi thông tin nhằm giảm giá cước, giảm phụ phí hàng hải và chi phí logistics.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng logisitcs: Hệ thống hạ tầng logistics hiện nay chưa đồng bộ và hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics, nhất là vận tải đa phương thức. Đề nghị Chính phủ tập trung phát triển hệ thống đường cao tốc gia như Quy hoạch phát triển đến năm 2030 đạt 5000km. Trước hết là tuyến Bắc Nam, các tuyến nối Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến nối với các cảng biển nước sâu; phát triển cảng biển đầu mối và các trung tâm địch vụ logistics ở các vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ ba, đề nghị sớm tiến hành điều chỉnh bổ sung Luật Thương mại 2005 để có các quy định mới phù hợp với tình hình hiện nay của hoạt động logistics. Cần đưa thêm các nội dung liên quan như thương mại điện tử, logistics điện tử, logistics xanh, các trung tâm dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics phát triển đòi hỏi phải hình thành các trung tâm dịch vụ logistics, nhưng các quy định về phát triển trung tâm logistics chưa theo kịp, thông tư cũ đã hết hiệu lực nhưng Bộ Công Thương chưa có quy định quản lý mới phủ hợp.

Thứ tư, VLA đề nghị Ủy Ban 1899 cần hoạt động tích cực và có hiệu quả trong việc quản lý và phát triển dịch vụ logistics theo chức năng của Ủy Ban. Hiện nay, quản lý nhà nước về vận tải và logistics thiếu một vai trò chỉ huy liên ngành. Điều này thể hiện rõ trong thời gian chống dịch Covid-19 vừa qua.

Thứ năm, kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics, phát triển một số doanh nghiệp Logistics mạnh phát triển logistics tích hợp 4PL-5PL, logistics phục vụ thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics trong thị trường nội đia và trên thị trường quốc tế.

Nguồn: diendandoanhnghiep.vn

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here