Đây là con số được ông Ditlev Blicher, Giám đốc điều hành Maersk châu Á – Thái Bình Dương cho hay trong chuyến thăm Việt Nam lần này.
Theo chia sẻ của ông Ditlev Blicher, sự sáp nhập giữa hai công ty đầu ngành logistics là Maersk và LF Logistics có trụ sở tại Hồng Kông diễn ra hồi tháng 8/2022 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng tại khu vực. Thương vụ sáp nhập giữa hai gã khổng lồ ngành logistics này được xem là mảnh ghép mang tính chiến lược và ngày càng củng cố cho sức mạnh của việc lấy khách hàng và nhân sự làm trung tâm, chính là giá trị cốt lõi của Maersk và LF Logistic xây dựng từ ngày đầu. Thương vụ diễn ra vào đúng thời điểm khó khăn đối với toàn ngành logistics khi tác động của đại dịch Covid và lạm phát toàn cầu ảnh hưởng nặng nề lên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy vậy, Maersk vẫn có triển vọng lạc quan về tăng trưởng của ngành, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi sản xuất và xuất khẩu là những động lực chính để thúc đẩy nền kinh tế. Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp hạng 39 về Chỉ số hiệu suất hậu cần (2018), cao hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Theo xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi trên toàn cầu nhờ sự chuyển đổi manh mẽ của các doanh nghiệp trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics. Tỉ lệ tăng trưởng hằng năm giai đoạn 2022 – 2023 của thị trường logistics Việt dự báo đạt 5,5%.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng khẳng định Việt Nam đang đứng trước vô vàn cơ hội phát triển các dịch vụ logistics. Maersk và LF Logistics đặt mục tiêu đưa Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng thông qua mạng lưới logistics toàn cầu vững mạnh với năng lực lưu kho, phân phối và cung ứng toàn diện được tối ưu hóa dữ liệu và hỗ trợ bởi công nghệ.

Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là nơi tập trung của các ngành sản xuất tích hợp. Nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng, Maersk đã tăng cường vị thế của mình ở khu vực này. Dữ liệu từ McKinsey & Company cho thấy 50% tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu trong thập kỷ tới được dự báo sẽ xảy ra trên diện rộng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và thương mại xuyên biên giới.
Ông Hoan Đặng, Giám đốc Quản lý đơn hàng đa kênh tại Maersk Việt Nam và Campuchia, cho biết: “LF Logistics có uy tín cao trong hoạt động hoàn tất đơn hàng đa kênh, phục vụ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới trong nhiều ngành cụ thể. Với mối quan hệ lâu dài với khách hàng và vị thế mạnh mẽ của chúng tôi trong lĩnh vực hậu cần theo hợp đồng, chúng tôi đã thiết lập mô hình trung tâm hợp nhất xuất xứ tại Việt Nam, giúp kết nối nguồn cung của châu Á với các lãnh thổ khác trên thế giới. Đây là yếu tố thúc đẩy quan trọng cho các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của các hoạt động kinh doanh Dịch vụ & Logistics tại Maersk Việt Nam.”
Maersk cũng nhấn mạnh các cam kết của mình đối với các mục tiêu bền vững cùng mức phát thải carbon ròng bằng 0. Các mục tiêu giảm thiểu carbon dựa trên cơ sở khoa học và số hóa các hoạt động nhằm hướng đến dòng chảy thương mại bền vững hơn đều nằm trong tầm nhìn của cả hai công ty trong những thập kỷ tới.
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
TIN LIÊN QUAN:
>Vinfast chuẩn bị xuất khẩu lô xe điện đầu tiên sang Mỹ vào ngày 25/11
>Sự khởi sắc của Logistics Việt Nam và tiềm năng phát triển
>Học thạc sĩ Logistics ở đâu? Chương trình thạc sĩ Logistics đầu tiên